Banner Banner

Thái Bình Thiên Quốc

Heavenly Kingdom Of Peace

(2000)
Status:
50/ 50
Diễn viên:
Cao Lan Thôn , Lưu Bình , Trương Trí Trung , Vương Thi Khôi
Thể loại:
Phim Chiến Tranh , Phim Cổ Trang
Quốc gia:
Phim Trung Quốc
Đạo diễn:
Trần Gia Lâm
Thời lượng:
50 tập

Thông tin phim

Phim Thái Bình Thiên Quốc dài 50 tập Full trọn bộ lồng tiếng bối cảnh phim là thời gian sau cuộc chiến tranh nha phiến năm 1840. Không chịu được sự đàn áp tàn khốc của triều đình nhà Thanh và sự bóc lột đến tận cùng của bọn xâm lược nước ngoài, nhiều người dân trên khắp đất nước TƯ đã anh dũng vùng lên kháng cự. Ngày 11/1/1851, Hội Bái Thượng Ðế do Hồng Tú Toàn đứng đầu đã tuyên bố khởi nghĩa tại thôn Kim Ðiền, huyện Quế Bình, tỉnh Quảng Tây, tự xưng là Thái Bình Thiên Quốc.

Sau 2 năm 3 tháng tuyên bố khởi nghĩa, nghĩa quân đã chiếm gọn vùng Trường Giang, cắt đứt mọi con đường vận chuyển lương thực của triều Thanh và nhanh chóng tiến quân vào Nam Kinh. Khi đó, Thiên vương Hồng Tú Toàn đã nghe theo đề nghị của Ðông vương Dương Tú Thanh định đô ở đây và lấy tên là Thiên Kinh. Triều đình Mãn Thanh điên cuồng quyết tâm dốc toàn bộ quân chủ lực để đánh quân Thái Bình, trong đó có quân tinh nhuệ của Tăng Quốc Phiên, một người dân tộc Hán, cầm đầu. Nhưng cho dù đội quân của Phiên có mạnh đến đâu cũng không thể thắng được đội quân bách chiến bách thắng của Thái Bình Thiên Quốc.

Ðiển hình là hai trận đại bại ở Hồ Nam và Cửu Giang khiến cho Tăng Quốc Phiên phải hai lần trầm mình xuống sông tự vẫn.Tuy nhiên, sau chiến tranh, phong trào Thái Bình cũng bị tổn thất nặng nề đến nỗi nội bộ lục đục, chính vì thế đã bị những thế lực đen tối từ nước ngoài lợi dụng… Sau này, tuy có sự phấn đấu gian khổ của Trần Ngọc Thành và Lý Tú Thành – hai vị tướng dũng cảm của Thái Bình Thiên Quốc, nhưng cuối cùng vẫn không chống chọi lại được trước sự tấn công của thù trong giặc ngoài. Tháng 4/1864, Hồng Tú Toàn bị bệnh qua đời. Tháng 6 năm đó, Thái Bình Thiên Quốc tan rã.

Bộ phim “Thái Bình Thiên Quốc” – một trong những tác phẩm lớn nhất ở thế kỷ 20 của Trung tâm sản xuất phim truyền hình Ðài Truyền hình Trung Ương Trung Quốc, đã tái hiện chân thực và hấp dẫn phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Hoa. Đây là một phong trào lớn về qui mô, mức độ ảnh hưởng lan rộng và thu hút đông đảo nhân tài, dân chúng tham gia, bộ máy lãnh đạo hoàn chỉnh. Tham gia diễn xuất trong bộ phim đều là những người đoạt giải thưởng lớn cấp quốc gia.

Phong trào “Thái Bình Thiên Quốc” xảy ra vào thế kỷ 19 là phong trào đấu tranh giữa nông dân Trung Quốc và các thế lực trên thế giới. Bối cảnh phim là thời gian sau cuộc chiến tranh Nha phiến năm 1840. Không chịu được sự đàn áp tàn khốc của triều đình nhà Thanh và sự bóc lột đến tận cùng của bọn xâm lược nước ngoài, nhiều người dân trên khắp đất nước Trung Quốc đã anh dũng vùng lên kháng cự.

Ngày 11/1/1851, Hội Bái Thượng Ðế do Hồng Tú Toàn đứng đầu đã tuyên bố khởi nghĩa tại thôn Kim Ðiền, huyện Quế Bình, tỉnh Quảng Tây, tự xưng là Thái Bình Thiên Quốc. Thiên vương Hồng Tú Toàn cùng Dương Tú Thanh, Thạch Đạt Khai và một đội nữ binh hùng mạnh của Hồng Tuyên Kiều cho quân đánh chiếm nhiều nơi và nhanh chóng chiếm Nam Kinh. Sau đó, họ chọn Nam Kinh làm nơi chiếm đóng quân và đổi tên là Thiên Kinh. Triều đình Mãn Thanh điên cuồng quyết tâm dốc toàn bộ quân chủ lực để đánh quân Thái Bình, trong đó có đội quân tinh nhuệ của Tăng Quốc Phiên. Với thế lực dũng mãnh, đội quân “bách chiến bách thắng” của “Thái Bình Thiên Quốc” cũng thắng được Tăng Quốc Phiên ở hai trận là Hồ Nam và Cửu Giang, khiến cho Tăng Quốc Phiên phải hai lần trầm mình xuống sông tự vẫn.

Tuy nhiên, sau chiến tranh, phong trào Thái Bình cũng bị tổn thất nặng nề, đến nỗi nội bộ lục đục, chính vì thế đã bị những thế lực đen tối từ nước ngoài lợi dụng… Tuy có sự phấn đấu gian khổ của Trần Ngọc Thành và Lý Tú Thành – hai vị tướng dũng cảm của “Thái Bình Thiên Quốc”, nhưng cuối cùng họ có thể thắng được các thế lực thù trong giặc ngoài cũng như làm cho “Thái Bình Thiên Quốc” hùng mạnh trở lại được không?

Thái Bình Thiên Quốc ChillHay, Thái Bình Thiên Quốc Thuyết Minh

Bình luận
CHILLHAY Comment
guest
0 Comments